Hệ thống ống vận chuyển bằng khí nén hoạt động như thế nào?
Mô tả đơn giản và khái quát nhất về nguyên lý hoạt động của hệ thống ống vận chuyển bằng khí nén
Hệ thống vận chuyển bằng ống khí nén hoạt động như thế nào?
Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mọi hoạt động từ sản xuất cho đến đời sống đều có sự đóng góp tích cực của các thiết bị hiện đại.
Cụ thể là trong lĩnh vực y tế, rất cần yếu tố nhanh chóng và chính xác, từ phòng thí nghiệm đến phóng khám, các mẫu bệnh phẩm, các kết quả xét nghiệm cần được vận chuyển thật nhanh chóng đến nơi cần để kịp cho công tác chẩn đoán và điều trị, nhất là đối với những trường hợp khẩn cấp cung cấp các chế phẩm máu thật nhanh chóng chuyển đến nơi cần đến một cách khẩn cấp nhất, nhanh nhất.
Chính vì nhu cầu cấp thiết đó mà đã có những hệ thống, phương pháp vận chuyển khách nhau được ra đời nhằm đáp ứng 1 cách tốt nhất.
Và một hệ thống vận chuyển đang được đánh giá là tốt nhất hiện nay đó chính là Hệ Thống Ống Vận Chuyển Bằng Khí Nén.
Dưới đây là một vài giới thiệu tổng quát về cơ chế và nguyên lý hoạt động của hệ thống ống vận chuyển bằng khí nén, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!!!
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG ỐNG VẬN CHUYỂN BẰNG KHÍ NÉN
Hình 1: Mô hình hệ thống ống vận chuyển khí nén
Bước 1: Bộ thổi thổi khí (máy nén khí)
Sẽ có một hộp để đựng mẫu cần vận chuyển được gọi là carrier, hộp này có kích thước phù hợp với đường ống vận chuyển, khi cần vận chuyển thì carrier sẽ được lắp vào trạm, tại đây sẽ được lắp một bộ thổi, có nhiệm vụ thổi khí, tạo ra một áp lực vừa đủ ở bên trong ống, có nhiệm vụ giúp carrier được đẩy ra xa.
Hình 2: Mô hình hệ thống ống vận chuyển khí nén
Bước 2: Khi bộ thổi hút khí và tạo ra một chân không trong ống, carrier sẽ di chuyển trở lại về hướng của bộ thổi. Bằng cách hút và thổi này, sẽ làm carrier di chuyển trong các ống vận chuyển.
Hình 3: Mô hình hệ thống ống vận chuyển khí nén
Bước 3:
Làm thể nào để bộ xử lý trung tâm biết được khi nào carrier được chuyển đến trạm?
Chúng ta có công tắc giúp phát hiện sự hiện diện carrier bên trong ống
Khi carrier đến trạm, công tắc sẽ phát hiện carrier có bên trong ống, và đưa tín hiệu về bộ xử lý trung tâm để tắt máy thổi.
Carrier có thể di chuyển qua lại và bộ thổi có thể tự động tắt mở. Đó là nguyên lý cơ bản của hệ thống ống vận chuyển bằng khí nén.
Nhưng khi bộ thổi bị tắt đi, carrier vẫn không thể dừng ngay lập tức mà vẫn còn có một tốc độ khá đáng kể, làm một cú va chạm mạnh tại cuối đường ống. Điều này tất nhiên là không tốt cho carrier cũng như cho mẫu vật bên trong.
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta sẽ cần sử dụng đến một cái phanh khí nén.
Hệ thống phanh khí nén (Bước 4 và 5)
Hình 4: Mô hình hệ thống ống vận chuyển khí nén
Bước 4:
Một hệ thống phanh khí nén bao gồm 2 ống dẫn và 2 van khí nén điện từ. Nếu một van mở ra thì van kia sẽ tự động đóng lại. Áp lực của máy thổi khí sẽ làm sự tự động đóng mở của 2 van này, mà không cần đến bộ kiểm soát nào khác.
Vẫn được đặt tại nơi mà khi carrier bị hút về hướng của máy thổi, luồng khí sẽ đi xuyên qua ống vòng phía trên.
Hình 5: Mô hình hệ thống ống vận chuyển khí nén
Bước 5:
Lúc này, carrier sẽ đi ngang qua công tắc ống, công tắc phát hiện và làm cho máy thổi tắt đi. Carrier sẽ bị chặn lại bởi lớp không khí đệm trong ống nhờ van đóng. Phần khí còn lại sẽ chạy xuyên qua ống vòng phía trên, và không tác động đến carrier nữa.
Độ dài của ống vòng càng tăng thì carrier sẽ đáp về nhẹ nhàng hơn.
Hình 6: Mô hình hệ thống ống vận chuyển khí nén
Bước 6:
Máy thổi sẽ thổi, và vị trí của van lúc này sẽ thay đổi. Van ống chính mở ra, van ống vòng đóng lại, luồng khí sẽ thổi carrier đến trạm đến.
Tại trạm đến, carrier cũng sẽ được phát hiện bởi một công tắc ống với cách thức hoạt động tương tự như ở trên, và cũng có hệ thống phanh khí để làm chậm carrier chậm lại.
Một thành phần khác của hệ thống ống vận chuyển khí nén nữa là bộ điều hướng. Bộ điều hướng giúp di chuyển carrier từ đường ống này sang đường ống khác. Bằng cách này chúng ta có thể kết nối nhiều trạm cho một hệ thống. Lại một lần nữa, công tắc ống được dùng để phát hiện carrier nằm ở nơi nào, trước hay sau bộ điều hướng.
Bình thường thì chỉ có một carrier bên trong một ống, nhưng nếu do lỗi ký thuật gì đó mà làm cho trong 1 ống có hai carrier trong đó. Các carrier không thể va chạm vì cả hai đều chịu cùng một hướng lực giống nhau.
Trên đây là mô tả đơn giản 6 bước về nguyên lý hoat động của hệ thống ống vận chuyển bằng khí nén, nếu có câu hỏi nào liên quan đến nguyên lý hoạt động của hệ thống ống vận chuyển bằng khí nén thì hãy gửi câu hỏi để chúng tôi có thể giải đáp nhanh nhất.
>>> Mời các bạn đọc thêm bài viết vai trò của van xả trong hệ thống truyền dẫn nước tại đây