Cấu tạo và tính năng, vai trò của bộ lọc khí nén
Cấu tạo và tính năng, vai trò của bộ lọc khí nén
Cấu tạo và tính năng, vai trò của bộ lọc khí nén nói chung
Giới thiệu bộ lọc khí nén
Ngày nay, bộ lọc khí nén được sử dụng rất phổ biến nó đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng như sản xuất. Bộ lọc khí nén là thành phần được các nhà quản lý công nghiệp quan tâm và sử dụng chính để sản xuất ra khí nén ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất.
Tính năngbộ lọc khí nén
Bộ lọc khí nén là thiết bị quan trọng trong hệ thống khí nén, nó có tác dụng nâng cao chất lượng khí tạo ra để từ đó cung cấp lượng khí nén có chất lượng đảm bảo, hiệu quả cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi.
Ngoài ra bộ lọc khí nén còn có nhiều nhiệm vụ khác nhau như: lọc nhớt, lọc tách dầu, lọc tách khí khi nó được ứng dụng trong nhiều loại máy móc khác nhau.
Tính hiệu quả của bộ lọc khí nén phụ thuộc vào nguyên tắc thiết kế các đường dẫn khí và ngăn lọc.
Cấu tạo bộ lọc khí nén
Cấu tạo của một bộ lọc khí nén gồm 3 phần đó là: van lọc, van điều chỉnh áp suất, van tra dầu.
Van lọc
Có nhiệm vụ tách các phần chất bẩn và hơi nước ra khỏi khí nén. Nguyên lý thực hiện của van lọc như sau:
Chuyển động xoáy của dòng áp suất khí nén trong van lọc.
Phần tử lọc xốp làm bằng các chất như: vải dây kim loại, giấy thấm ướt, kim loại thiêu kết hay vật liệu tổng hợp.
Khí nén sẽ tạo chuyển động xoáy khi qua lá xoắn kim loại. Sau đó qua phân tử lọc, tuỳ theo yêu cầu chất lượng của khí nén mà chọn loại phần tử lọc. Độ lớn đường kính các lỗ của phần tử lọc có những loại từ 5 µm đến 70 µm. Trong trường hợp yêu cầu chất lượng khí nén rất cao, vật liệu phần tử lọc được chọn là sợi thuỷ tinh, có khả năng tách nước trong khí nén đến 99,9%.
Những phần tử lọc như vậy, thì dòng khí nén sẽ chuyển động từ trong ra ngoài.
Van điều chỉnh áp suất
Có công dụng giữ áp suất được điều chỉnh không đổi, mặc dù có sự thay đổi bất thường của tải trọng làm việc ở phía đường ra hoặc sự dao động của áp suất ở đường vào van.
Nguyên tắc hoạt động của van điều chỉnh áp suất khi điều chỉnh trục vít, tức là điều chỉnh vị trí của trục van, trong trường hợp áp suất của đường ra tăng lên so với áp suất của đường điều chỉnh, khí nén sẽ qua lỗ thôngtác động lên màng, vị trí kim van thay đổi, khí nén qua lỗ xả khí ra ngoài.
Cho đến chừng nào, áp suất của đường ra giảm bằng áp suất được điều chỉnh ban đầu, thì vị trí kim van trở về vị trí ban đầu.
Van tra dầu
Để giảm lực ma sát, sự ăn mòn và sử gỉ của các phần tử trong hệ thống điều khiển bằng khí nén, trong thiết bị lọc có thêm van tra dầu. Nguyên tắc tra dầu được thực hiện theo nguyên lí tra dầu Venturi.